Tái Chương Trình // Re-programme

praxis 8
 
Bài dịch đoạn mở đầu cách đây khoảng 1 năm nói về khái niệm Programme  trong Kiến trúc.
 
Dịch Praxis 8 : Re-Programme // Introduction by Amanda Reeser Lawrence / Ashley Schafer
 
Tái Chương Trình
 
Lời mở đầu của Amanda Reeser Lawrence/ Ashley Schafer
 
Praxis 8
 
Khoảng 12 tháng sau khi quyết định dành ấn phẩm mới của Praxis cho chủ đề phổ biến nhất trong kiến trúc, chúng ta vẫn tự hỏi chính mình: Vậy, suy cho cùng chương trình ( program) là gì? Việc đặt câu hỏi về tình trạng của khái niệm ‘chương trình’ trong thời điểm hiện tại – khoảng 30 năm sau khi khái niệm này được làm sống lại khỏi (việc bị vùi dập của*) chủ nghĩa công năng kiện đại – nhanh chóng trở thành một cuộc thám hiểm vào mê cung luẩn quẩn và khu vực gây tranh cãi. Chúng ta càng cố giải thích ‘chương trình’ là gì và việc nó hoạt động thế nào trong khuôn khổ của kiến trúc đương đại thì khái niệm này càng trở nên trơn trượt và khó nắm bắt. Trong khi đa số kiến trúc sư nhìn chung nhìn nhận ‘chương trình’ theo cách thực dụng nhất – một danh sách sử dụng và yêu cầu rõ ràng rành mạch, thường được đi kèm bởi định lượng trên mét vuông (m2) – định nghĩa về chương trình như một bản ‘brief’ này không bao quát được tất cả ẩn ý và hệ quả mà khái niệm này đã làm ảnh hưởng trong hoạt động kiến trúc. Vượt ra khỏi cách hiểu đơn giản hóa và phổ cập hóa này là tổ hợp của một loạt các tư tưởng phức tạp, mơ hồ và đặc biệt là chúng đối nghịch lẫn nhau. Chúng ta nhận ra rằng chỉ việc nhắc đến khái niệm này thôi cũng thường khơi mào cho một cuộc tranh luận liên quan đến sự thích hợp và xác đáng của khái niệm này.
 
Cuộc tranh luận về tầm ảnh hưởng và tính ứng dụng của ‘chương trình’, như một cân nhắc trong quá trình thiết kế, là không đáng ngạc nhiên khi chúng ta đánh giá tình trạng mơ hồ của khái niệm này trong nửa cuối của thế kỷ 20. Tại thời điểm của giữa những năm 1970, tư tưởng hậu hiện đại đã loạt bỏ hoàn toàn khái niệm ‘chương trình’ khỏi nghiên cứu kiến trúc, khi mà mối liên hệ quá đáng của nó với đặc tính ‘tuyệt định’ của tư tưởng công năng hiện đại đã làm kiệt quệ sự cần thiết của khái niệm này với người kiến trúc sư. Đối với những kiến trúc sư thuộc giai đoạn đầu của công năng hiện đại, chương trình chỉ đơn giản là công năng, và với quá trình thiết kế khi mà phom hình thành theo Công Năng thì cũng như vậy, phom được hình thành theo chương trình. Cách nhìn nhận sau chiến tranh, khi mà hiệu quả và năng suất được đề cao, quyết định mối quan hệ mật thiết giữa phom và công năng và quyết định này chỉ làm dẫn đến quá trình chuyển thế trực tiếp, gần như tuyệt đối từ chương trình thành phom – cái mà John Summerson gọi là ‘điều kiện vật chất cần có cho hiệu suất thích hợp của một công năng cụ thể’. Kết quả của sự việc trên đã đẩy tư tưởng tân cấp tiến hậu hiện đại đến hành động chối bỏ ‘chương trình’ như một vết tích lỗ thời của tư tưởng công năng hiện đại.
 
Chính tình trạng mất giá trị này của chương trình là nơi mà Bernard Tschumi và Rem Koolhaas đã phục hồi và cho chương trình một đặc tính ‘bất định’ mà nó duy trì trong suốt 30 năm qua. Coi Mahattan như một phòng thí nghiệm, Tschumi và Koolhaas cùng lúc nhưng tách biệt, báo quát lại khái niệm ‘Chương trình’ và nhận thức lại ứng dụng của nó bằng việc coi nó là một trung gian và đẩy chương trình quá giới hạn của nó. Trong cả Mahattan Transcripts và Delirious NewYork (1978) ‘chương trình’ được giải phóng khỏi liên hệ của nó với tư tưởng công năng và khỏi mối quan hệ của nó với phom. Như Tschumi đã viết, ‘ trong thế giới hiện tại khi mà một ga tàu hỏa có thể trở thành bảo tàng và nhà thờ có thể trở thành club, mọi thứ đã quá rõ ràng: sự hoán đổi hoàn toàn của phom và công năng, công năng không theo phom và phom cũng chẳng theo công năng.’ Chính những suy nghĩ đang được hình thành này đã trao trả lại cho ‘chương trình’ một vai trò trong quá trình hình thành không gian (quá trình thiết kế) và ngược lại, đưa ra khả năng mà trong đó một phom hay không gian nhất định có thể chứa bất cứ chương trình nào. Định nghĩa mới này của chương trình gần như đối nghịch hoàn toàn với một chương trình cứng nhắc khác của giai đoạn công năng hiện đại: chương trình có thể được giao nhau ( nhảy sào trong nhà thờ) , chồng lên nhau ( cầu thủ bóng bầu dục nhảy tango trên sân trượt băng), đặt cạnh nhau ( ăn tu hàu với găng tay bóng chày và nằm trần chuồng trên tầng n) hoặc có thể được tái triển khai ( sử dụng mặt cắt của câu lạc bộ thể dục Downtown như mặc bằng cho La Villete )
 
Khi mà quá trình nghiên cứu và phát triển khái niệm ‘ chương trình’ của Tschumi và Koolhaas có nhiều điểm tương đương, nghiên cứu của hai người thể hiện rõ những sự khác biệt rõ ràng về phom/hình thức và nội dung. Transcript của Tschumi được triển khai dưới hình thức bản vẽ mang tính chất học thuật đi kèm với văn bản viết thì Retroactive Manifesto của Koolhaas là một văn bản viết mang tính báo cáo có đi kèm với bản vẽ mang tính hư cấu. Koolhaas thiết lập một quan điểm chung, hình-thức-không-quan-trọng khi nói đến chương trình: tất cả các loại chương trình, cho dù khác nhau đến đâu cũng đều bị lệ thuộc bởi cùng một logic về phom ( trong cuộc thi La Villete Koolhaas thiết lập một seri các dải không gian không thay đổi về kích thước và không bị ảnh hưởng bởi các chương trình các không gian này chứa) Phom là chung chung, nhưng chương trình là cụ thể. Trong phương án La Villete của Tschumi thì ngược lại, phom là cụ thể, chương trình là chung chung. Hệ thống chia ô phân chia bởi các folly đỏ không có một chương trình nào cả; phom và công năng hoàn toàn có thể được hoán đổi. Cùng với nhau, cả hai nghiên cứu trở nên quan trọng khi mà chúng thay đổi ‘chương trình’ từ một công cụ tuyệt định của không gian ( mà thường là phom) trở thành không xác định, đưa ‘chương trinh’ trở lại vai trò của một công cụ trong quá trình thiết kế.
 
Nếu như các nghiên cứu về chương trình dường như không còn có được tiềm năng căn bản hay ảnh hưởng như thập kỷ 70 thì chỉ đơn giản là vì chúng đã bị thấm hoàn toàn vào văn hóa kiến trúc đương đại. Do vậy, chúng tôi cảm thấy đủ nợ những người nghiên cứu về ‘chương trình’ để bắt đầu ấn phẩm này bằng việc phỏng vấn họ về những dự án nghiên cứu trong giai đoạn này vì việc họ thay đổi nhận thức của chúng ta về khái niệm ‘chương trình’ là không thể bàn cãi. Gần 30 năm sau khi những nghiên cứu của họ được cụ thể hóa: những ‘sự kiện-không gian’ của Tschumi, từ trung tâm Lerner Hall đến không gian trung tâm của trường Kiến trúc Marne hay Thư Viện Cộng Đồng Seatle của Koolhaas. Những dự án này được cô đọng trong quá trình phát triển từ học thuyết về chương trình cho đến những ứng dụng của nó trong thực tế. Với việc các thử nghiệm tân cấp tiến của 30 năm về trước giờ được triển khai thành các công trình triệu đô, cơ hội mới cho việc đánh giá lại khái niệm ‘chương trình’ đã quay trở lại.
 
Vậy cơ hội nào tồn tại cho khái niệm chương trình trong hiện tại? Khi mà gần như tất cả các dự án kiến trúc đương đại đều coi chương trình là một bản brief, những dự án trong ấn phẩm này được coi là độc đáo đơn giản vì chúng vượt qua không chỉ giai đoạn hiện đại với đặc tính tuyệt định của chương trình mà chúng còn vượt qua cả đặc tính không định của nhưng dự án những năm 1970. Nếu như Tschumi và Koolhaas đặt lại vai trò của chương trình, từ việc hình thành tổ chức không gian – khi mà công năng được chuyển thể thành phom – đến việc phát sinh ra các chuỗi sự kiện tương quan – thích ứng cho các sự kiện không định trước – khái niệm chương trình một lần nữa có thể được mở rộng. Những kiến trúc sư trong ấn phẩm PRAXIS lần này đang thích ứng chương trình theo hai cách: một là bằng việc đặt ra câu hỏi với những hiểu biết kiến trúc về chương trình, kéo khái niệm chương trình ra khỏi mối tương quan với khái niệm công năng của tư tưởng hiện đại và hai là phát triển việc tổ chức và điều tiết vật chất và thông tin như một chương trình. Vỏ của công trình, công nghệ vật liệu, phom, bãi đất bỏ hoang, thậm chí hoạt động hành vi của con người v.v.. tất cả đều là nơi tiềm năng cho khái niệm chương trình được giải phẫu và phát triển…

Leave a comment